7 nguyên tắc tâm lý giúp thiết kế trải nghiệm người dùng tốt hơn

19 Tháng Mười Hai, 2022


Các chuyên gia thiết kế trải nghiệm người dùng có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu của mọi người, tìm ra những điểm đau (pain points) của người dùng và giải quyết vấn đề của họ thông qua thiết kế. Đây là lý do tại sao hiểu được hành vi của con người là điều cần thiết để tạo ra các sản phẩm mang tầm thế giới. Khi bạn đã quen thuộc với các nguyên tắc cơ bản của tâm lý học, việc thiết kế trải nghiệm sẽ không giống như chụp ảnh trong bóng tối. Bạn sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc phát hiện ra những điều cần cải thiện và đưa ra những ý tưởng bắt nguồn từ các lý thuyết tâm lý.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về các nguyên tắc tâm lý có thể hữu ích cho các UX designers, nhà nghiên cứu và các chuyên gia. Để cho có cái nhìn cụ thể hơn, bài viết lấy 7 nguyên tắc tâm lý hấp dẫn nhất liên quan đến trải nghiệm người dùng.

Hãy sẵn sàng để tìm hiểu làm thế nào tâm lý học giúp bạn trở thành một chuyên gia UX.

1. Định luật Jakob (Jakob’s Law)

source: lawsofux.com
Hãy bắt đầu với câu hỏi kinh điển: Tại sao lại phải phát minh lại bánh xe? (Reinvent the wheel)

Đây chính xác là những suy nghĩ của Jakob Nielsen – người đồng sáng lập Nielsen Norman Group, một công ty tư vấn UX nổi tiếng. Ông ấy có khối lượng kiến thức lớn về tương tác giao diện khi ông ấy làm việc cho IBM, Microsoft và những gã khổng lồ công nghệ khác.

Ý tưởng đằng sau định luật Jakob rất đơn giản. Người dùng của bạn đã biết cách tương tác với các trang web khác. Tại sao bạn lại yêu cầu họ thay đổi thói quen của họ? Nếu trang web của bạn hoạt động giống như các trang web khác mà họ biết, họ sẽ không cần học cách sử dụng nó.

Người dùng mong đợi các chức năng được đặt ở những nơi nhất định. Có thể đưa ra hàng chục ví dụ: nút X luôn ở góc trên của cửa sổ, menu hamburger sẽ mở ra sau khi nhấp và chân trang có thể chứa thông tin liên hệ.
Nếu người dùng muốn liên hệ, có thể họ sẽ cuộn xuống cuối trang để tìm phần “Liên hệ với chúng tôi”.

Người dùng sẽ tìm kiếm các tính năng này ở những nơi có khả năng xuất hiện cao nhất. Loại hành vi này được gọi là con đường mong muốn, mọi người có xu hướng đi theo con đường dễ dàng để tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm.

Tin xấu là không có danh sách về thói quen trải nghiệm của người dùng là vô hạn. Nhưng tin vui là bạn có thể tìm thấy con đường mong muốn của người dùng với sự trợ giúp của các công cụ (ví dụ như HotJar). Khi bạn xem cách họ tương tác với trang web của bạn, bạn sẽ  thấy một số hành vi phổ biến xuất hiện.

2. Nguyên tắc nỗ lực tối thiểu (Principle of Least Effort)

Chúng ta đã đề cập đến những con đường mong muốn của người dùng ở trên, nó cũng là một minh họa tuyệt vời cho nguyên tắc nỗ lực tối thiểu. Đúng như tên gọi, điều đó có nghĩa là mọi người cố gắng làm càng ít việc nhất có thể để hoàn thành công việc.

source: lawsofux.com

Có một lời giải thích xuất sắc về hiện tượng này. Nguồn lực của chúng ta, bao gồm cả những nguồn lực nhận thức đều bị hạn chế, và để tồn tại, chúng ta không nên sử dụng nhiều nguồn lực hơn mức cần thiết.

Hơn nữa, trong thời đại kỹ thuật số, chúng ta thường bị choáng ngợp bởi thông tin. Khoảng chú ý của chúng ta ngắn hơn cùng với thời gian bị hạn chế. Chúng ta muốn đạt được mục tiêu càng sớm càng tốt, đó là lý do tại sao chúng ta chọn con đường dễ nhất (và thường là nhanh nhất).

Vì vậy, cách dễ nhất là gì? Như trong trường hợp trên, hãy tìm hiểu xem cách người dùng tương tác với trang web của bạn và đưa ra những quyết định phù hợp nhất trong thiết kế.

3. Định luật tiệm cận (Law of Proximity)

Trước khi nói về định luật tiệm cận, ta hãy tìm hiểu qua về nguyên tắc Gestalt. Nguyên tắc Gestalt dựa trên ý tưởng bộ não sẽ tìm cách đơn giản hóa và sắp xếp các hình ảnh hoặc thiết kế phức tạp một cách vô thức, sau đó chỉnh sửa thành một hệ thống hoàn chỉnh và liên kết với nhau. 

source: lawsofux.com

Một trong những nguyên tắc Gestalt, định luật tiệm cận thường thấy trong thiết kế UX. Định luật cho rằng các đối tượng gần nhau thường được coi là có liên quan nhiều hơn các đối tượng ở xa.

Trong thiết kế UX, proximity thường được dùng để phân loại được các nhóm khác nhau mà không cần sử dụng các đường phân cách. Kết hợp cùng những khoảng trắng, người dùng sẽ nhận biết được cấu trúc và nội dung mà bạn muốn truyền tải.

Ví dụ: các cụm tên và chức danh ở bên phải tận dụng khoảng cách để phân tách thành từng nhóm rõ ràng, trong khi bên phải sẽ khiến người dùng khó phân biệt được tên và chức vụ chính xác.

source:uxmisfit.com

4. Định luật chính phụ (Law of Figure/ground)

Một nguyên tắc Gestalt quan trọng khác là luật chính phụ. Nó nói rằng một yếu tố có thể vừa được coi là một chủ thể hoặc là nền khi tiêu điểm mắt nằm ở vị trí khác nhau. Điều này thường được giải thích với ảo ảnh quang học nổi tiếng này.

Bạn đang thấy chiếc cốc hay là 2 mặt người hướng vào nhau?

Về thiết kế UX, nguyên tắc này có thể được áp dụng thông qua độ tương phản, độ sáng hoặc màu sắc. Ví dụ: các thông báo hoạt động tốt hơn khi chúng nổi bật so với nền, như trong ví dụ bên dưới:

source: uxpro.com

Designer đã sử dụng lớp overlay để làm nổi bật thông điệp, nó tương phản tốt với màu nền sau khi phủ lên đó một lớp overlay. Làm cho pop-up này dễ nhận thấy và người dùng chú ý vào nội dung pop-up đó.

5. Định luật tương đồng (Law of Similarity)

Cũng giống như hai nguyên tắc trước, quy luật tương đồng cũng xuất phát từ nguyên tắc tâm lý học Gestalt. Ý tưởng là nếu hai yếu tố tương tự nhau, chúng được coi là các phần của cùng một nhóm. Quy tắc này thường được sử dụng khi mô tả tính năng tương đồng.

source: lawsofux.com

Ví dụ: các bài báo ở bên phải có thiết kế tương tự nhau, nó cho người dùng nhận thấy rằng những bài viết này là cùng một nhóm. 

source: salon.com

6. Định luật Hick (Hick’s Law)

Less is more (Ít hơn để nhận được nhiều hơn)  – đây có lẽ là cách ngắn nhất để tóm tắt định luật Hick.

source: lawsofux.com

Nghiên cứu của William Hick đã chỉ ra rằng thời gian cần thiết để đưa ra quyết định tăng theo số lượng và độ phức tạp của các lựa chọn. Khi người dùng tràn ngập các lựa chọn, họ có thể không chọn bất cứ thứ gì. Quy tắc này còn được gọi là sự chuyên chế của sự lựa chọn. Mọi người có thể nghĩ rằng họ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi có nhiều sự lựa chọn, nhưng điều đó thường ngược lại, họ thường cảm thấy thất vọng nhiều hơn.

Bạn có khi nào phân vân không biết phải xem phim nào ở kho phim khổng lồ của Netflix chưa?

Chắc chắn, và không phải không có lý do, Netflix biết cách đưa ra lựa chọn dễ dàng hơn. Mọi thứ được cung cấp đều được nhóm thành các danh mục phù hợp:

Việc phân chia thành từng nhóm khiến lựa chọn phim dễ dàng hơn

7. Hiệu ứng vị trí nối tiếp (Serial Position Effect)

Có một lý do rất cụ thể tại sao mô tả nguyên tắc này cuối cùng.

Hiệu ứng vị trí nối tiếp kết hợp hai hiệu – hiệu ứng ưu tiên và hiệu ứng gần đây. Hiệu ứng mô tả cách mọi người có xu hướng nhớ mục đầu tiên và mục cuối cùng trong một chuỗi tốt hơn những mục ở giữa.

Liệu nó có ý nghĩa gì đối với UX designers? Bạn có thể nghĩ theo hướng này: nếu bạn cần thu hút sự chú ý của người dùng vào điều gì đó, bạn nên thể hiện nó ở cả đầu và cuối trang.

source: lawsofux.com

Kết luận

Như bạn có thể thấy, các lĩnh vực tâm lý học khác nhau có thể là nguồn thông tin và ý tưởng cho các designer và nghiên cứu UX. Bám sát các nguyên tắc tâm lý có thể giúp bạn đưa ra các giải pháp thiết kế phù hợp hơn. Với kiến thức này, bạn sẽ dễ dàng hiểu được suy nghĩ của người dùng và lý do đằng sau hành vi của họ.


avatar image

Talenten

Những bài viết khác

Xem thêm double-arrow