Bắt đầu công việc Tester như thế nào?

20 Tháng Mười Hai, 2022


Nhu cầu chuyển việc sang ngành CNTT nói chung và ngành Tester nói riêng vẫn là một lĩnh vực nóng hổi, thu hút số lượng lớn người mới và các bạn chuyển đổi ngành nghề. Khi số lượng người chuyển vào ngành Tester càng nhiều, thì số lượng người tìm kiếm câu hỏi để khởi đầu cũng càng tăng. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được sự nhìn nhận đúng đắn, hay định hướng cho tương lại nghề nghiệp mà mình chọn ngay từ đầu. Vậy mình cần chuẩn bị gì cho công việc Tester.

Tester

Định nghĩa và công việc của một tester

Ai có thể trở thành tester? Câu trả lời là mọi người nhưng không phải có nghĩa là tất cả. Những người mới thường có nhận định rằng công việc của tester là khá dễ dàng, chỉ việc cố gắng tìm lỗi và không cần phải có kiến thức nhiều. Đây là nhận định sai lầm đầu tiên đối với một số bạn mới hoặc các trường hợp muốn chuyển ngành. Nhận định sai lầm này có thể sẽ khiến các bạn gặp rất nhiều khó khăn trên con đường sự nghiệp sau này. Dễ để bắt đầu nhưng cũng dễ để mắc lỗi.

Đầu tiên, mình đi vào khái niệm của tester trước

Tester là người kiểm tra, thử nghiệm, tìm ra các lỗi của phần mềm và báo cáo lại cho nhóm phát triển. Công việc này nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi giao đến tay khách hàng hay người dùng. 

Trên thực tế, công việc cụ thể của 1 tester cần bao gồm đọc hiểu tài liệu sản phẩm, viết ra các trường hợp kiểm thử, viết báo cáo khi tìm được lỗi cho nhóm phát triển để khắc phục, góp phần cải thiện và hoàn thiện sản phẩm. 

  • Thứ nhất: là một người tester, trách nhiệm đầu tiên của bạn là phải hiểu được đầy đủ và đúng những yêu cầu mà khách hàng đưa ra. Tưởng tượng một chút: khách hàng mong muốn có một sản phẩm mua hàng có thể thanh toán cho dù đã hoặc chưa đăng nhập vẫn thành công, nhưng mà bạn lại kiểm tra sản phẩm theo 1 hướng là chỉ cho thanh toán khi đã đăng nhập ->  kết quả là chưa thoả mãn được chính xác tất cả yêu cầu của khách hàng. 
  • Thứ hai: cái mà một tester ít nhất cần có là kiến thức cơ bản về máy tính, có thể sử dụng các phần mềm cơ bản như excel, word, nhận biết các loại browser hiện có….Vì trong quá trình công việc, bạn cũng cần các có các kĩ năng sử dụng kết hợp nhiều công cụ khác nhau để phục vụ cho công việc kiểm thử của mình.
  • Thứ ba là kiến thức nền tảng, lấy một ví dụ về viết một test case cho trang register/login. Bạn nhận được sản phẩm, mở nó lên và vồ vặp nhập, gõ, enter, nhìn xem nó có vấn đề gì không, nhưng bạn có đảm bảo được số lượng mình nghĩ ra hiện tại đã cover được đúng? bạn có biết tester cũng có những kĩ thuật chuyên môn có thể áp dụng vào kiểm thử nhầm hạn chế khả năng xuất hiện lỗi một cách thấp nhất.
  • Thứ tư là technical, các bạn có thể vận dụng thêm các tool, các phần mềm khác để giúp đỡ trong công việc kiểm tra. Chẳng hạn như các bạn có thể kiểm tra với số lượng user đăng nhập lớn, kiểm tra các request với API của chúng có đúng không,…

Và mình làm gì để bắt đầu công việc tester?

Với những phần trên, các bạn đã có những cái nhìn đầu tiên về công việc của một tester. Tiếp theo, chúng ta cùng đến với một số gợi ý để bạn bắt đầu con đường sự nghiệp tester của mình.

Bước 1: Tìm kiếm tài liệu, tìm hiểu các khoá học, internship

Mọi người có thể bắt đầu tìm hiểu từ nền tảng cơ bản : 

  • Các level testing có những gì? Phân biệt các level testing?
  • Các loại testing type? Non functional – Functional testing có những gì?
  • Các kĩ thuật viết test case, phân biệt Blackbox testing, White box testing,..
  • Cách viết Test case, Bug, Test report, Test plan, phân biệt các nguyên tố như text box, text area, radio button, checkbox, placeholder…
  • Và sau khi có được một số kiến thức chung cho mình, mọi người vẫn có thể tìm đến các trung tâm uy tín để nâng cao kiến thức, hoặc tốt hơn là tận dụng các đợt Internship ở các công ty vị trí tester. Khi vào được với vai trò Internship, bạn có thể có cơ hội tiếp xúc và học hỏi được kinh nghiệm nhiều hơn từ những người đi trước, được thực hiện công việc tester một cách thực tế, được tìm hiểu thêm về các quy trình làm việc và phát triển. Lúc này là cơ hội tuyệt vời nhất, bạn nên cố gắng tận dụng thời gian để học hỏi, trau dồi kinh nghiệm (lời khuyên chân thành lúc này là nên chủ động hỏi và tìm hiểu thay vì bị động ngồi chờ nhận kiến thức; bánh không từ trên trời rơi xuống, nó chỉ dành cho những ai chịu khó)
  • Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể lên các nhóm về tester, tìm hiểu thêm về các công việc freelancer hoặc các trang có thể thực hành vừa mang lại một số lượng kiến thức và số “lúa” kha khá trong những bước đầu tiên (ví dự như Utest, testIO, ở đây có sẵn cả một thư viện Academy để hướng dẫn bạn đọc tài liệu, viết bug theo những tiêu chuẩn quốc tế, thuận tiện trau dồi thêm kĩ năng tiếng Anh).

Bước 2: Phát triển kĩ năng, certificate, học hỏi kinh nghiệm

Sau khi thu thập được một số kinh nghiệm kha khá, bạn có thể phát triển thêm các kĩ năng như lấy thêm các chứng chỉ tiếng Anh (yêu cầu về ngoại ngữ vẫn là bắt buộc để có thể tiến xa hơn trong công việc), chứng chỉ tester quốc tế ISTQB. Tận dụng các bài hướng dẫn free trên các trang web Udemy như cách test API – sử dụng Charles/Postman, test performance sử dụng jmeter… giúp cho bản thân có thêm kiến thức đồng thời cũng nhận được các certificate tham gia khoá học.

Bước 3: Nhận định hướng đi

Hướng phát triển nhìn chung về lĩnh vực test thì có thể theo các hướng như:

  • Từ công việc tester -> học thêm code, chọn platform mình ưa thích và theo hướng Developer 
  • Học thêm/nâng cao ngôn ngữ khác (EN, JP,..), thêm các quy trình và thiết kế tài liệu để có thể trở thành 1 BA/PM.
  • Nâng cao kiến thức, kĩ năng bản thân để nâng cấp lên các level cao hơn như test lead, senior, team manager.
  • Trau dồi thêm 1 loại ngôn ngữ lập trình, học kiến thức từ các khoá về Automation để trở thành 1 Automation tester.
Roadmap
Roadmap cho Tester define-research-start-learning-upgrade
  • Công nghệ thông tin
  • tester

avatar image

Talenten

Những bài viết khác

Xem thêm double-arrow