Blog là gì? Hướng dẫn viết blog cho người mới bắt đầu

11 Tháng Mười Một, 2022

Bạn muốn bắt tay vào viết blog nhưng vẫn chưa hiểu blog là gì và phải bắt đầu từ đâu? Trong bài viết này, Talenten sẽ đơn giản hóa khái niệm blog để các bạn có cái nhìn khách quan hơn và hình dung rõ hơn về nó nhé. Bên cạnh đó, chúng mình sẽ hướng dẫn cách “ tậu” một bài blog cho bản thân “dễ như trở bàn tay”.


Blog là gì?

Bạn muốn sở hữu blog “để đời” nhưng vẫn chưa biết được blog là gì thì hãy cùng Talenten tìm hiểu khái niệm này nhé. Blog có thể hiểu là một dạng trang web, nơi mà các nội dung thường xuyên được cập nhật. Những trang web này có thể thuộc sở hữu của cá nhân hoặc của doanh nghiệp, tại đây blog được tạo ra với nhiều mục đích khác nhau như cung cấp, chia sẻ kiến thức cùng mọi người, ngoài ra một số blogger viết để truyền tải cuộc sống hằng ngày của mình đến độc giả.

Bên cạnh những định nghĩa thường bắt gặp trên những trang web, blog mà Talenten muốn xây dựng đơn thuần là một công cụ để mọi người tương tác,  giao tiếp và  trao đổi thông tin lẫn nhau. Thông qua blog, mọi người có thể chia sẻ nhiều hơn về mọi mặt thực tế trong công việc, kiến thức xã hội, giáo dục, tài chính, kinh nghiệm,…

Hướng dẫn viết blog cho người mới bắt đầu

Phần 1: Lên ý tưởng blog

1. Chọn đề tài. Trước khi bắt tay vào viết, bạn nên hình dung về nội dung bạn muốn truyền tải là gì? Bạn nên nhớ rằng, một bài blog có nội dung càng cụ thể thì càng hiệu quả đối với người đọc. Chẳng hạn, bạn muốn viết về linh vực CNTT, thay vì viết quá rộng về chủ đề, bạn nên hướng đến những kinh nghiệm mình từng trải tại các vị trí trong ngành hoặc cụ thể hơn là vị trí bạn đang đảm nhiệm. 

2. Đặt tiêu đề cho bài blog. Tiêu đề sẽ là sự kết nối đầu tiên giữa người đọc và bạn. Hãy ưu tiên những tiêu đề ngắn gọn, súc tích và chứa đựng đầy đủ nội dung mà bạn muốn bày tỏ. 

3. Xác định người đọc để chọn cách xưng hô. Tình trạng dễ bắt gặp trong những bài blog chính là sự thiếu tương xứng trong cách xưng hô, người viết thường nhầm lẫn các ngôi thứ khi giao tiếp với độc giả thế nên dễ làm  giảm tính  hiệu quả mà bài viết nhắm tới. Sự lựa chọn khôn khéo trong cách xưng hô hoàn toàn có thể chiếm trọn tình cảm của người đọc .

Lời khuyên: hãy sử dụng những đại từ xưng hô như “tôi và bạn” hoặc “chúng mình và các bạn” để tạo cảm giác nhẹ nhàng và thân mật để cả 2 cùng “ gần nhau hơn” nhé!

Phần 2: Triển khai nội dung blog 

1. Xác định cấu trúc, bố cục của bài. 

Một bài blog cần đảm bảo những cấu trúc cơ bản như một bài văn các bạn thường viết. Bao gồm: Mở bài, Thân bài, Kết bài 

  • Mở bài: Sẽ là phần giới thiệu khái quát vấn đề bạn viết, nội dung chính của blog 
  • Thân bài: Hãy nêu ra các luận điểm chính trước khi vào phân tích sâu hơn về chúng. Những câu luận điểm hay câu chủ đề của đoạn  giúp người đọc có thể nắm bắt nhanh và xác định được mục đích và nội dung mà bạn đề cập. 
  • Kết luận: Bạn có thể đưa ra những câu chủ chốt hoặc những lời khuyên hay những câu hỏi để thu hút độc giả hơn. 

Lời khuyên: Blog  là cách diễn đạt cá nhân, nó không quá khắt khe trong việc tuân theo bất kỳ một quy chuẩn nào. Nhưng để một bài blog mang lại hiệu quả tối ưu nhất thì bạn cần xác định rõ những yếu tố như trên nhé!

2.  Xác định các Luận điểm/ các ý chính. 

Việc xác định số lượng cũng như nội dung chính truyền tải mang tính quyết định cho sự thành công của một bài blog. Bạn hãy chọn lọc và cân nhắc kỹ trước khi đặt bút nha. 

3. Tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu.

Đúng với khái niệm, blog bao gồm rất và rất nhiều thể loại truyền tải cũng như nội dung thông tin truyền đạt. Chính vì vậy, dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu chính là yếu tố mang lại giá trị cho blog của bạn.

4. Kiểm tra độ xác thực  thông tin trong bài viết.

Nếu có thể, bạn có thể ghi rõ nguồn hoặc đường dẫn của các thông tin tham khảo để blog đáng tin cậy hơn.

Phần 3. Hoàn thiện blog 

Ở phần này, Talenten có một số lời khuyên hữu ích sau: 

  • Hãy tham khảo và chèn một số hình ảnh liên quan để làm sinh động và tạo điểm nhấn hơn.
  • Kiểm tra việc lặp từ, các ngôi trong bài. 
  • Nếu có thể, hãy nhờ người khác đọc bài của bạn trước khi đăng nhé. Bước này sẽ giúp bạn phát hiện những lỗi mà mình không thấy được. 

Hầu hết mọi người nghĩ, viết blog không dành cho những người “hệ số” hay “ít đọc sách”.  Đơn giản mà nói, bạn chỉ cần viết blog  như cách bạn nói. Thế thôi! Điều thú vị mà mình tìm thấy khi viết blog chính là bản thân không cần phải cố tỏ ra là một nhà văn hay một chuyên gia viết luận. Thực tế, cách bạn tự biểu đạt theo cách của bản thân lại dễ gần gũi với người đọc hơn, cảm giác như những người bạn mang lại lời khuyên cho nhau. 

Bạn đã sẵn sàng trở thành một blogger chính hiệu chưa? Hãy thử sức viết lách cùng cuộc thi viết blog IT’S LIFE để tạo cho mình những chiếc blog đầu tay “xịn sò” nhé!

  • Hướng dẫn
  • viết blog

avatar image

Talenten

Những bài viết khác

Xem thêm double-arrow