Cách đây khá lâu khi những công cụ chuyên dụng cho việc thiết kế ui/ux chưa ra đời thì các nhà thiết kế phải sử dụng các công cụ thiết kế graphic như photoshop hay illustrator để thiết kế ui/ux. Điều này mang lại rất nhiều rắc rối cho cả người thiết kế và người lập trình. Với nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin và những yêu cầu khắt khe về giao diện người dùng đã dẫn đến sự ra đời của các phần mềm chuyên dụng cho việc thiết kế ui/ux, có thể điểm qua các phần mềm: sketch, adobe xd, figma,… Và nổi bật nhất mà chúng ta cần nhắc đến là Figma.
Vậy vì sao lại là Figma mà không phải các phần mềm khác và Figma có những chức năng gì mà lượng người dùng ngày càng tăng cao đến vậy? BàI blog này sẽ chỉ ra những lợi ích mà Figma mang lại và những lý do mà không chỉ người thiết kế mà lập trình viên cũng nên sử dụng công cụ này.

1. Browser Based Tool
Figma là công cụ hoàn toàn dựa trên công nghệ điện toán đám mây nên chúng ta có thể sử dụng nó ở bất kể hệ điều hành nào hoặc trên bất kỳ một thiết bị nào mà không cần phải tải xuống và cài đặt phức tạp như những phần mềm trước đây. Với ưu điểm là một công cụ browser based nên dù bạn có là người thiết kế hay người lập trình thì đều có thể cập nhật những phiên bản mới nhất của thiết kế mọi lúc mọi nơi một cách nhanh chóng, dễ dàng!

2. Prototype
Đây là một tính năng trong Figma giúp người dùng có thể mô phỏng sự tương tác trên thiết kế bằng cách liên kết các frame cùng với nhau mà không yêu cầu cải lập trình. Có thể nói đây là một tính năng giúp người dùng tạo một ứng dụng ảo với cách hoạt động của một ứng dụng hay một trang web thật. Công cụ này hỗ trợ rất nhiều trong việc trình bày bản thiết kế với các lập trình viên cũng như với khách hàng và các thành viên khác trong dự án.

3. Inspect
Thay vì sau khi thiết kế, ta phải handoff bản thiết kế qua Zeplin hoặc Invision như trước kia thì tính năng inspect trên Figma đã giải quyết được vấn đề này. “Inspect” hỗ trợ các lập trình viên có thể đo đạc các thông số của các thành phần trong thiết kế một cách dễ dàng mà không cần thông qua một ứng dụng của bên thứ ba. Ngoài ra tính năng “Inspect” còn cho phép người dùng xem các thuộc tính CSS hay Android hoặc iOS code của nội dung đã chọn trong Figma một cách trực quan và dễ dàng nhất.
4. Comment
Figma cung cấp cho người dùng công cụ comment, và chúng ta có thể comment ở bất cứ vị trí nào trên file thiết kế. Đây là một công cụ vô cùng hữu ích khi tham gia làm việc trong cùng một team, với “comment” chúng ta dễ dàng trao đổi với designer, developer hay tester,… hoặc khách hàng có thể nêu ý kiến của mình bằng cách comment mà không cần thông qua các buổi họp hay gặp mặt và nhờ chính công cụ này mà Figma trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến rộng rãi.

5. Collaboration
Đây không hẳn là một tính năng mà có thể nói đây là mục đích mà công cụ Figma muốn đem lại cho người dùng. Có thể nói đây là một điểm mạnh của Figma khiến nó khác biệt và độc đáo so với các đối thủ còn lại. Với mục đích tạo sự kết hợp nhịp nhàng và dễ dàng cho các thành viên trong team làm việc với nhau mà không cần gặp mặt trực tiếp. Figma tạo một không gian làm việc mới mẻ, tiện lợi cho các thành viên trong team đặc biệt là trong trường hợp các thành viên ở nhiều nơi cách xa nhau.